You are currently viewing (Theo Cafe F) Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá

(Theo Cafe F) Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá

e-Timber là startup gọi vốn “khủng” nhất Shark Tank Việt Nam mùa 5, cung cấp các sản phẩm gỗ thông, tần bì, tre, dừa tự nhiên với giá bán 2 triệu đồng/m2, nhỉnh hơn giá gỗ nhựa nhưng bảo hành tới 10 năm. Startup này tự tin nếu gỗ, tre không được xử lý theo phương pháp của họ sẽ không thể có những công trình ngoài trời cho các resort, tuy nhiên phần định giá doanh nghiệp khiến các cá mập lắc đầu.

Startup của kỹ sư Bách Khoa giúp tre, gỗ chống hỏng, bảo hành 10 năm, giá bán chỉ nhỉnh hơn gỗ nhựa

Startup lên sóng Shark Tank Việt Nam trong tập 12 gọi đầu tư 2 triệu USD cho 10% cổ phần là e-Timber với hai đại diện là Trương Trọng Hỷ – đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành và Trần Huy Cường – đồng cổ đông kiêm Cố vấn kỹ thuật.

e-Timber hiện đang tập trung phát triển, trở thành nhà sản xuất, cung cấp giải pháp vật liệu tự nhiên ứng dụng ngoài trời trên cơ sở công nghệ xử lý vật liệu tự nhiên ngoài trời theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Bảo quản gỗ Hoa Kỳ (AWPA) và TPAA của Úc.

Các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, lá và các loại gỗ rừng trồng khi ứng dụng vào các công trình ngoài trời rất dễ bị xuống cấp do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và côn trùng. Công nghệ của e-Timber sẽ giúp cho những vật liệu này ổn định, bền vững, duy trì thời gian sử dụng hàng chục năm và chống được 4M: mục, mối, mọt, mốc.

e-Timber đang sử dụng các loại gỗ phổ biến như thông, tần bì, tre, dừa. Trong đó, đầu vào phần lớn là gỗ thông nhập khẩu.

Trả lời câu hỏi của Shark Bình về căn cứ gọi 2 triệu USD cho 10%, tương đương định giá công ty khoảng 18 triệu USD (400 tỷ), Huy Cường cho biết đội ngũ của anh đã đầu tư hơn 80 tỷ vào cơ sở vật chất hạ tầng cũng như hệ thống kinh doanh.

Lý giải thêm, Cường cho biết, trước đây doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà máy ở Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, giá trị đất 1 hecta với nhà xưởng điện đầy đủTrước đây nhà máy này là kho phế liệu và một nhà máy phân bón.

Băn khoăn về việc trong quá khứ startup đầu tư cho sản phẩm khác chứ không phải sản phẩm hiện tại, Shark Hưng nêu ý kiến: “Trước đó bạn có thể đầu tư 70 tỷ. Bây giờ có thể lên đến 200 tỷ, 300 tỷ nhưng vấn đề là với sản phẩm này, chúng ta chỉ cần 10 tỷ thì chúng tôi chỉ muốn tính 10 tỷ vốn đầu tư cho cái này. Chứ tự nhiên bắt tôi gánh thêm 70 tỷ”.

Đừng bắt một pháp nhân chưa biết “ăn dặm” phải gánh khoản nợ mấy chục tỷ trong quá khứ.

Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá  - Ảnh 2.

Shark Hưng gợi ý startup nên tách tài sản, lỗ lãi… từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ thành pháp nhân riêng. Còn hiện tại Startup gọi vốn cho sản phẩm mới thì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến sản phẩm này.

“Đừng bắt pháp nhân vừa mới “sơ sinh” còn đang “trứng nước”, còn chưa biết “ăn dặm” mà đã phải “gánh” cả một khoản nợ quá khứ mấy chục tỷ. Nó nặng nề quá. Bạn tách riêng ra thì dễ nói chuyện với nhau”, Shark Hưng khuyên.

Về tính khác biệt và duy nhất của sản phẩm, Huy Cường tiết lộ Startup của anh đã dành nhiều thời gian, tiền bạc để chuẩn hóa cách xử lý gỗ theo tiêu chuẩn AWPA, TPAA bởi mỗi loại gỗ lại có một đặc thù riêng. e-Timber đang sử dụng nguồn gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC. Tre và gỗ thông đang là sản phẩm chủ lực.

Hiện tại sản phẩm của e-Timber đang được bán với giá trung bình 2 triệu/m2, bảo hành 10 năm và hướng đến tệp khách hàng đẳng cấp. Trong khi đó gỗ nhựa có giá trung bình từ 1,1 – 1,8 triệu/m2 nhưng không được bảo chứng ứng dụng ngoài trời.

Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá  - Ảnh 3.
Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá  - Ảnh 4.
Startup chống mục cho gỗ gọi vốn 2 triệu USD, các Shark nhắc nhở không cộng gộp nợ của công ty cũ vào định giá  - Ảnh 5.

“Để ra được một làng, resort hay farmstay mà không xử lý theo phương pháp của chúng em thì sẽ không bao giờ có những công trình resort đó. Vì chỉ cần 2 năm thôi, gió biển vào cái là mục hết và mối mọt lên”, Huy Cường tự tin.

e-Timber đang phân phối qua các đại lý, công ty xây dựng, công ty phát triển bất động sản. Startup cũng tập trung tham gia vào các hội thảo của kiến trúc sư. Doanh thu từ đầu năm đến hiện tại là 6,8 tỷ. Dự kiến cuối năm đạt 10 tỷ, năm tiếp theo đạt 100 tỷ, lợi nhuận ròng khoảng 30%.

Trả lời câu hỏi của Shark Liên về việc trích lợi nhuận để tái tạo trồng rừng, Huy Cường cho biết điều đó là bắt buộc.

“Muốn lấy được tre thì phải “nuôi” người trồng tre. Thứ hai phải bao tiêu cho người ta. Người nông dân rất cần tiền mặt. Tre đó nếu họ đang làm hiện tại giá trị gia tăng rất thấp. Thành phẩm của mình giá trị gia tăng khá cao. Khi có đất rồi, giá trị kinh tế cao thì họ sẽ làm. Có tiền rồi mới làm được điều tốt hơn”, Huy Cường lý giải.

Shark Hưng đánh giá sản phẩm của e-Timber có cơ sở, có tiềm năng. Hiện tại, nhiều thương hiệu 6 sao đã sử dụng vật liệu thiên nhiên cho công trình của mình. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra 3 vấn đề mà Startup đang gặp phải là Giá thành, Kênh phân phối và Cơ cấu đầu tư ban đầu. Ông cho rằng khả năng doanh thu tăng gấp 3 trong năm sau, tỷ suất lợi nhuận khoảng 30 – 40% của startup không chắc chắn về khả năng hiện thực.

Vì vậy, tuy đánh giá cao startup về sản phẩm và khát khao muốn đưa sản phẩm Việt Nam, công nghệ Việt Nam, con người Việt Nam đến với các dự án đẳng cấp quốc tế, có áp dụng công nghệ thế giới nhưng Shark Hưng từ chối đầu tư. Shark Bình và Shark Erik cũng từ chối vì cho rằng startup đang định giá doanh nghiệp cao.

Shark Liên cho biết, bà thường nhìn vào con người và định hướng tương lai của Startup. “Tôi nhìn thấy tiềm năng của các bạn. Tôi nhìn thấy tương lai của các bạn. Và đặc biệt, liên quan về vấn đề môi trường, sự thân thiện đối với cuộc sống con người. Một điều tôi muốn đi với các bạn nữa là tôi muốn tái sinh rừng. Chúng ta thu nhưng không bao giờ được phép tận thu”, Shark Liên chia sẻ.

Bà đề nghị đầu tư 2 triệu USD cho 30% cổ phần của startup và cho biết sẽ thẩm định lại, tách phần đất đai, nhà xưởng của startup ra.

Thích Shark Liên, Huy Cường đàm phán mức 15% cổ phần cho 2 triệu USD, chấp nhận định giá lại hết toàn bộ về tài sản bất động sản hay máy móc nhà xưởng hiện có nhưng không được “nữ Cá mập” chấp thuận.

Sau một hồi thương thảo, Shark Liên đề nghị đầu tư 1 triệu USD cho 20%, 1 triệu USD cho vay theo lộ trình sử dụng vốn với mức lãi suất thỏa thuận, nhưng không cao hơn lãi suất ngân hàng và Startup đồng ý.

Để lại một bình luận


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.