1. ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THAM GIA BẢO HIỂM BAO GIỜ
– Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ là bạn chỉ được nhận tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra và nếu không có bất kỳ rủi ro nào, bạn sẽ không nhận được gì khi hợp đồng hết hạn.
– Bảo hiểm phi nhân thọ thường có bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ, thời gian đóng phí và được bảo hiểm cũng rất ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm).
– Bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người (sức khỏe, tai nạn, du lịch…), mà còn đảm bảo các rủi ro cho tài sản (nhà cửa, ôtô…) và trách nhiệm.
– Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mang ý nghĩa giúp khách hàng giảm khó khăn về tài chính khi tính mạng, hàng hóa, cơ sở, vật chất gặp rủi ro bất ngờ.
– Được đền bù thiệt hại nếu xảy ra sự cố với những điều khoản như trong hợp đồng bảo hiểm.
– Được hưởng những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài đảm bảo cuộc sống hiện tại, tương lai ổn định hơn cho bản thân và gia đình.
– Được chia sẻ phần nhỏ số tiền đã tham gia bảo hiểm với những người kém may mắn hơn thông qua công ty bảo hiểm.
– Sau khi đã nhận được đầy đủ chứng từ khiếu nại, VASS sẽ chuyển số tiền thanh toán bảo hiểm tương ứng vào tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng trong vòng 15 ngày làm việc. – VASS sẽ giải thích lý do từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm (nếu có).
– Người được bảo hiểm được quyền khiếu nại trợ cấp ngày nằm viện từ VASS (nếu bệnh đang điều trị thuộc phạm vi bảo hiểm của Hợp đồng) bằng cách nộp các chứng từ sau:
+ Mẫu Thông báo và yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm hoàn chỉnh.
+ Giấy Chứng Nhận Y tế trình bày chi tiết về căn bệnh, phương pháp điều trị và số ngày nằm viện
+ Các chứng từ y tế có liên quan.
- Nếu nguyên nhân tử vong được bảo hiểm theo các Hợp đồng, bên thụ hưởng được chi trả quyền lợi bảo hiểm từ mọi Hợp đồng.
– VASS sẽ gửi thư thông báo giải quyết quyền lợi bảo hiểm đến người được Bảo Hiểm hoặc Người thụ hưởng theo địa chỉ điền trên mẫu Thông báo và yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
– Số tiền chi trả sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng cung cấp từ Người được bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng. Nếu yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt, Người được Bảo Hiểm hoặc Người thụ hưởng có thể nhận tiền mặt tại Kế toán thanh toán của VASS gần nơi cư trú của mình.
2. ĐỐI VỚI NGƯỜI SẼ & ĐANG THAM GIA BẢO HIỂM TẠI VASS
- Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt trước các rủi ro có thể xảy ra như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… làm tổn hại về sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về mặt tài chính, ảnh hưởng đến cuộc sống của người gặp rủi ro và xã hội. Bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe đã ra đời và phát triển nhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho cuộc sống của mỗi người và xã hội.
– Bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người.
– Về phương diện kỹ thuật, bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe là loại bảo hiểm có mục đích thanh toán những khoản trợ cấp hoặc số tiền nhất định cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm.
– Về phương diện pháp lý, bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe là loại bảo hiểm theo đó người được bảo hiểm đóng phí tham gia bảo hiểm, DNBH cam kết sẽ trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định theo thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Như vậy, Bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe đảm bảo cho rủi ro tác động trực tiếp đến người được bảo hiểm như tai nạn, ốm đau, bệnh tật,… chỉ những tổn hại thân thể con người mới là đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm.
+ Ví dụ trong một vụ tai nạn xe ô tô có thể vừa gây ra tổn hại về người, vừa làm thiệt hại về tài sản,… những tổn hại về người thuộc đối tượng của bảo hiểm này, còn thiệt hại về tài sản thuộc đối tượng của loại bảo hiểm khác.
– Số tiền bảo hiểm của hợp đồng được xác định theo thỏa thuận giữa VASS và bên mua bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà VASS đã giới hạn cho từng điều kiện bảo hiểm.
– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn bảo hiểm thông thường là 01 năm bắt đầu từ khi người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng và có thỏa thuận về việc đóng phí bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
– Trường hợp một trong hai bên đề nghị hủy bỏ HĐBH phải thông báo cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày định hủy bỏ. Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận hủy bỏ, VASS sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó chưa có lần nào được VASS chấp nhận trả tiền bảo hiểm.
- Do tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá nên trong các HĐBH tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe không tồn tại điều khoản về giá trị bảo hiểm. Vấn đề bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giá trị cũng không đề cập đến trong các HĐBH bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe.
– Để xác định trách nhiệm tối đa của VASS trong việc chi trả tiền bảo hiểm và có cơ sở định phí cho các HĐBH tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe, VASS phải xác định được số tiền bảo hiểm của hợp đồng.
– Số tiền bảo hiểm được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và VASS, nhưng đó không phải là sự biểu hiện bằng tiền của đối tượng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng thường chủa thành nhiều mức khác nhau dựa trên các yếu tố như mức thu nhập bình quân của dân cư; mức chi phí y tế trung bình; tình hình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ,…
Việc trả tiền bảo hiểm trong hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe bị chi phối bởi nguyên tắc khoán. Theo nguyên tắc này, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, VASS căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng để trả tiền bảo hiểm. Khoản tiền này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định.
Khi áp dụng nguyên tắc khoán:
– Nếu người được bảo hiểm tử vong do tai nạn, ốm đau, bệnh tật,…VASS trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.
– Nếu người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn, VASS trả theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật.
– Nếu người được bảo hiểm nằm viện do ốm đau, bệnh tật,… hoặc do tai nạn, VASS trả mỗi ngày nằm viện theo một tỷ lệ nào đó đối với số tiền bảo hiểm.
– Nếu người được bảo hiểm phải phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật,… hoặc do tai nạn, VASS trả theo Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật.
Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo hệ quả là vấn đề bảo hiểm trùng không được đề cập và không áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm tai nạn con người và chăm sóc sức khỏe.
Điều này được hiểu là quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các HĐBH con người là độc lập nhau. Một người có thể đồng thời là người được bảo hiểm ở nhiều HĐBH con người khác nhau, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm trả tiền bảo hiểm ở các hợp đồng, việc trả tiền ở các HĐBH là hoàn toàn độc lập nhau.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A tham gia đồng thời các HĐBH Tai nạn cá nhân, Bảo hiểm khách du lịch và Bảo hiểm tai nạn hành khách. Trong thời hạn hiệu lực của các hợp đồng, trên đường đi du lịch bằng xe khách, ông A bị tử vong do xe khách bị lật đổ (rủi ro được bảo hiểm). Trong trường hợp này, trách nhiệm trả tiền theo các HĐBH Tai nạn cá nhân, Bảo hiểm khách du lịch và Bảo hiểm tai nạn hành khách cho người thụ hưởng là độc lập nhau.
VASS không được vận dụng nguyên tắc thế quyền. Trong mọi trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật hoặc ốm đau do hành vi trực tiếp hay gián tiếp của người thứ ba gây ra, VASS vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không được thế quyền đòi người thứ ba phần trách nhiệm do họ gây ra. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Trong ví dụ trên, giả sử chiếc xe khách chở ông A bị lật đổ do một chiếc xe tải đâm vào, ngoài việc được nhận tiền trả theo các HĐBH con người, người thừa kế hợp pháp của ông A còn được nhận số tiền bồi thường thiệt hại từ các chủ xe tải và xe khách. VASS theo các HĐBH con người không được thế quyền để đòi phần trách nhiệm này.
Điều này đã được qui định tại điều 37 Luật KDBH. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ trong bảo hiểm chi phí về y tế khi nghiệp vụ này hoàn toàn áp dụng nguyên tắc bồi thường.
– VASS cung cấp nhiều mức trách nhiệm 60.000.000 VND, 125.000.000 VND, 250.000.000 VND, 500.000.000 VND, khách hàng có thể tham gia đơn lẻ mức trách nhiệm cao.
– Quyền lợi bảo hiểm: có một số quyền lợi khác biệt so với dòng sản phẩm truyền thống bảo hiểm tai nạn con người như trợ cấp nằm viện, hỗ trợ dụng cụ đi lại, hỗ trợ nuôi dưỡng con em, hỗ trợ mai táng … Chi phí tính theo chi phí y tế thực tế, hợp lý do tai nạn không vượt quá giới hạn quy định.
– Tai nạn khi đang làm việc trong các lĩnh vực nghề, công việc xây dựng/lắp đặt, hầm mỏ, dàn khoan, cơ khí, luyện kim, bốc vác sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm trong quy tắc. Khách hàng có nhu cầu muốn được bảo hiểm trong quá trình làm việc các công việc nêu trên đăng ký tham gia điều khoản bổ sung nghành nghề rủi ro cao.
Phí bảo hiểm: tính theo độ tuổi và giới tính sẽ giảm thiểu việc so sánh về phí khi khai thác.
Trong trường hợp Người được bảo hiểm tham gia bảo hiểm nhiều hơn một Hợp đồng bảo hiểm Tai nạn cá nhân với VASS, VASS sẽ thanh toán quyền lợi bảo hiểm theo tất cả các hợp đồng bảo hiểm đã tham trừ phần Hỗ trợ y tế do tai nạn chỉ thanh toán theo hợp đồng bảo hiểm có mức quyền lợi cao nhất.
- Trường hợp Người được bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng: VASS sẽ hoàn lại Người được bảo hiểm 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm trả tiền bảo hiểm.
– Trường hợp VASS hủy hợp đồng bảo hiểm: VASS sẽ hoàn lại cho Người được bảo hiểm 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại.
Hợp đồng này sẽ trả tiền bảo hiểm cho bất kỳ phần Tử vong do Tai nạn hoặc phần Thương tật vĩnh viễn do Tai nạn nhưng không phải cho cả hai. Trường hợp tử vong do hậu quả phát sinh từ Tai nạn trong vòng 12 (mười hai) tháng, VASS sẽ trả thêm phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm cho phần này với số tiền đã trả trước đó cho phần Thương tật vĩnh viễn do Tai nạn.
HĐBH Tài sản là HĐBH có đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản;
HĐBH tài sản là tên gọi chung dùng để chỉ các nhóm HĐBH cơ bản dưới đây:
– HĐBH hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường hàng không;
– HĐBH thân tàu biển, tàu sông, tàu cá;
– HĐBH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt;
– HĐBH xây dựng và lắp đặt;
– HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới;
– HĐBH mọi rủi ro công nghiệp;
– HĐBH máy móc và thiết bị điện tử;
– HĐBH thân máy bay và phụ tùng máy bay;
– HĐBH tiền;
– HĐBH năng lượng dầu khí;
– HĐBH nhà tư nhân;
– HĐBH tài sản và gián đoạn kinh doanh;
– HĐBH cây trồng;
– HĐBH vật nuôi;
– HĐBH trộm cắp;
– Các HĐBH tài sản khác.
Điều kiện cần và đủ để tham gia bảo hiểm và trở thành người được bảo hiểm trong HĐBH tài sản bao gồm:
– Có đủ năng lực ký kết hợp đồng đó là: có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với chủ thể là thể nhân) hoặc năng lực pháp luật dân sự (đối với chủ thể là pháp nhân).
– Có đủ năng lực thực hiện hợp đồng: đó là năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐBH.
– Có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm: bên được bảo hiểm phải là người sở hữu hợp pháp tài sản được bảo hiểm hoặc được người có quyền sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải là người bị gánh chịu thiệt hại khi tài sản được bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát.
Nghĩa vụ chủ yếu của bên được bảo hiểm khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản là:
– Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến việc giao kết và thực hiện HĐBH.
– Đóng phí bảo hiểm.
– Thực hiện các biện pháp nhằm đề phòng, hạn chế tổn thất cho tài sản được bảo hiểm.
– Thông báo cho DNBH trong trường hợp xảy ra rủi ro, sự cố.
– Thực hiện các công việc cần thiết để DNBH có thể truy đòi người có lỗi gây ra thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm còn được gọi là người thứ 3.
Đối với HĐBH tài sản, thông thường phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được xác định theo năm và chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT trong bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước quy định bằng 10%.
Số tiền bảo hiểm được 2 bên thoả thuận căn cứ vào giá trị của tài sản được bảo hiểm vào thời điểm giao kết HĐBH. Số tiền bảo hiểm được ghi rõ trong HĐBH, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được xác định cho từng loại tài sản và được điều chỉnh tăng giảm theo mức độ rủi ro của từng hợp đồng và chính sách khách hàng của DNBH. Tỷ lệ phí bảo hiểm cao hay thấp cũng phụ thuộc vào yếu tố thị trường (quốc gia và quốc tế) và khả năng tự bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Ví dụ nếu bên được bảo hiểm yêu cầu tăng mức khấu trừ thì DNBH sẽ điều chỉnh giảm phí bảo hiểm theo mức độ tương ứng.
Trừ khi có thoả thuận khác trong HĐBH, bên được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng và trách nhiệm bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện nghĩa vụ đóng phí. Mọi thoả thuận về thời hạn đóng phí, thời gian gia hạn đóng phí đều là những thoả thuận riêng của HĐBH.
Phí bảo hiểm có thể đóng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ từng HĐBH cụ thể mà phí bảo hiểm có thể tính bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nhìn chung, phí bảo hiểm đóng bằng đồng tiền nào thì DNBH thanh toán bồi thường bằng đồng tiền đó.
Điều 50, Luật KDBH quy định người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm. Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện HĐBH nhằm phòng ngừa rủi ro, sự cố xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro, sự cố, người được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại của đối tượng bảo hiểm.
DNBH có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. DNBH có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì DNBH có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các bịên pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì DNBH có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH.
Điều 49, Luật KDBH quy định:
– Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH.
– Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
– DNBH không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà DNBH đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Trong thực tế, DNBH có thể yêu cầu bên được bảo hiểm hoàn tất các thủ tục cần thiết để DNBH có căn cứ pháp lý để đòi người thứ ba. Đó là các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại, quy trách nhiệm cho người thứ ba và uỷ quyền cho DNBH thực hiện việc yêu cầu người thức ba bồi hoàn. Cũng có những trường hợp DNBH yêu cầu người được bảo hiểm làm thủ tục khởi kiện và đề nghị toà án hoặc các cơ quan chức năng khác thực hiện các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Khi giao kết và thực hiện HĐBH tài sản, DNBH phải thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:
– Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết HĐBH;
– Bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
HĐBH là loại hợp đồng mà các điều kiện, điều khoản bảo hiểm thường chỉ do một bên là DNBH soạn thảo theo các mẫu in sẵn. Các thuật ngữ, ngôn từ, lối diễn đạt trong HĐBH không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Chính vì vậy, khi giao kết và thực hiện HĐBH, DNBH phải có nghĩa vụ giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm để tránh trường hợp không hiểu, hiểu lầm và ngộ nhận của bên mua bảo hiểm.
Bất cứ một điều khoản nào không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cũng đều có thể dẫn đến những bất lợi cho chính DNBH. Nếu phát sinh tranh chấp trọng tài hoặc toà án sẽ giải thích theo nghĩa nào có lợi nhất cho bên mua bảo hiểm sẽ được sử dụng để giải quyết tranh chấp đó.
Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm được coi là bằng chứng của việc giao kết HĐBH. Trong khi giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ biểu đạt những thông tin vắn tắt và cơ bản nhất về HĐBH (thông tin về DNBH; người được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm …) thì đơn bảo hiểm biểu đạt thông tin một cách đầy đủ hơn. Ngoài những thông tin như trong giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm còn thể hiện các thông tin về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính và thanh toán bồi thường, quy định về giải quyết tranh chấp…
Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được DNBH cấp cho bên mua bảo hiểm kèm theo một HĐBH, một HĐBH có thể cấp kèm một hoặc nhiều giấy chứng nhận bảo hiểm, còn đơn bảo hiểm thường được cấp độc lập như một thông lệ trong hoạt động bảo hiểm.
Việc cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm của DNBH cho bên mua bảo hiểm là một trong những bằng chứng xác nhận DNBH đã chấp nhận trách nhiệm về rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.
Khi xảy ra rủi ro, sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, DNBH phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm. Nghĩa vụ bồi thường của DNBH được Luật KDBH quy định như sau:
1 – Về căn cứ bồi thường:
+ Số tiền bồi thường mà DNBH phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do DNBH chịu.
+ Số tiền bồi thường mà DNBH trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong HĐBH.
+ Ngoài số tiền bồi thường, DNBH còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện các chỉ dẫn của DNBH.
2 – Về hình thức bồi thường:
+ Bên được bảo hiểm và DNBH có thể thoả thuận một trong 3 hình thức bồi thường, đó là: sửa chữa tài sản bị thiệt hại; thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; trả tiền bồi thường.
+ Trong trường hợp DNBH và bên được bảo hiểm không thoả thuận được hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
+ Trường hợp DNBH đã thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác hoặc đã bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản thì DNBH có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.
3 – Về thời hạn bồi thường: DNBH phải bồi thường cho người được bảo hiểm theo thời hạn đã thoả thuận trong HĐBH. Trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn bồi thường thì DNBH phải bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm.
1 – Giá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kết HĐBH. Giá trị bảo hiểm có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau.
+ Với tài sản mới, giá trị bảo hiểm có thể xác định bằng giá mua mới trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt hoặc chi phí làm mới, xây dựng mới tài sản.
+ Với tài sản đã qua sử dụng, giá trị bảo hiểm của tài sản có thể xác định bằng giá trị còn lại (nguyên giá tài sản trừ đi khấu hao); giá trị đánh giá lại (theo kết luận của hội đồng thẩm định giá hoặc các chuyên gia giám định độc lập); hoặc theo cách khác.
2 – Số tiền bảo hiểm của tài sản là khoản tiền mà bên được bảo hiểm yêu cầu và DNBH chấp nhận bảo hiểm cho tài sản. Căn cứ để thoả thuận số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là giá trị bảo hiểm. Bên được bảo hiểm và DNBH không được thoả thuận để bảo hiểm cho tài sản với số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong HĐBH tài sản là căn cứ để DNBH định phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Đây là trường hợp bảo hiểm dưới giá trị tài sản (số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm), trừ khi HĐBH có quy định khác, DNBH sẽ xác định số tiền bồi thường theo công thức:
Số tiền bồi thường = (Giá trị thiệt hại) x (Số tiền bảo hiểm / Giá trị bảo hiểm)
Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khác trong HĐBH, người được bảo hiểm sẽ được nhận khoản tiền bồi thường là:
Số tiền bồi thường = 50.000.000 x 80.000.000/100.000.000 = 40.000.000 đ.
Tại điều 42, Luật KDBH quy định HĐBH tài sản có số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng là HĐBH tài sản trên giá trị. DNBH và bên mua bảo hiểm không được giao kết HĐBH tài sản trên giá trị.
Trong trường hợp HĐBH tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của tài sản được bảo hiểm.
Như vậy, ở trường hợp trên, DNBH không được giao kết HĐBH với số tiền bảo hiểm bằng 120 triệu đồng. Nếu DNBH chỉ giao kết HĐBH dựa trên cơ sở kê khai giá trị của bên mua bảo hiểm và HĐBH đã được giao kết với số tiền bảo hiểm là 120 triệu thì khi phát hiện ra đã bảo hiểm trên giá trị tài sản, DNBH phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm một phần số phí bảo hiểm đã đóng. Trường hợp xảy ra tổn thất cho tài sản được bảo hiểm, DNBH sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tể mà người được bảo hiểm phải gánh chịu không vượt quá 100 triệu đồng.
Trừ khi người mua bảo hiểm đã thoả thuận điều khoản tự động khôi phục số tiền bảo hiểm trong HĐBH và phải đóng thêm phí bảo hiểm, trong cùng thời hạn hợp đồng, sau mỗi lần bồi thường, trách nhiệm của DNBH đối với tài sản được bảo hiểm sẽ giảm đi một mức độ tương ứng. Như vậy trong trường hợp trên, nếu không có thoả thuận khôi phục lại số tiền bảo hiểm, trong sự cố lần thứ 2, DNBH chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền = 100 – 40 = 60 triệu đồng.
Căn cứ vào quy định tại điều 44, Luật KDBH thì đây là trường hợp tài sản đã được bảo hiểm trùng. Đối với HĐBH trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết, tổng số tiền bồi thường của tất cả các DNBH không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Như vậy, trong trường hợp trên hai DNBH sẽ chia sẻ trách nhiệm bồi thường theo cách:
– Số tiền bồi thường của DNBH A được xác định theo công thức:
Số tiền bồi thường = 45.000.000 x (70.000.000/(70.000.000 + 80.000.000)) = 21.000.000
– Tương tự, số tiền bồi thường của DNBH B là:
Số tiền bồi thường = 45.000.000 x (80.000.000/(70.000.000 + 80.000.000)) = 24.000.000
– Tổng số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm được nhận là: 21.000.000 + 24.000.000 = 45.000.000 đ.
Tại điều 579, Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2005, vấn đề này được quy định như sau: Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong HĐBH, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho DNBH về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.
Như vậy, trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị đem bán thì người mua tài sản được quyền thay thế chủ sở hữu cũ đối với HĐBH. Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người mua tài sản (người sở hữu mới) được quyền yêu cầu DNBH bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp chuyển nhượng HĐBH được quy định trong luật dân sự. Quy định này không được áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển (thuộc lĩnh vực bảo hiểm hàng hải).
HĐBH cháy và các rủi ro đặc biệt bảo hiểm cho các đối tượng là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng – lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
– Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai);
– Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh;
– Sản phẩm vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho;
– Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất;
– Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn,…
Theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn, rủi ro cơ bản có thể bảo hiểm được bao gồm ba rủi ro sau:
– Hỏa hoạn theo nghĩa thông thường, cháy được hiểu là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Hỏa hoạn là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/hoặc tài sản. Như vậy sẽ được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm nếu có đủ các yếu tố sau đây:
+ Phải thực sự có phát lửa;
+ Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng;
+ Việc phát sinh nguồn lửa phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm, chứ không phải là do cố ý, có chủ định hoặc có sự đồng lõa của họ. Tuy nhiên, hỏa hoạn xảy ra do bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm;
+ Hỏa hoạn gây nên thiệt hại được bảo hiểm phải do yếu tố tác động từ bên ngoài. Cho dù có thể có yếu tố ngẫu nhiên, nhưng những yếu tố nội tại, tự phát từ trong bản thân tài sản được bảo hiểm bất ngờ phát huy tác dụng và gây nên thiệt hại cũng không được coi là hỏa hoạn được bảo hiểm.
Tuy nhiên, DNBH chỉ loại trừ đối với những thiệt hại của tài sản tự phát cháy, chứ không loại trừ đối với các hậu quả hoả hoạn tiếp theo từ đám cháy. Ví dụ, một kho thức ăn gia súc bỗng nhiên bốc cháy. Trước khi đội cứu hoả kịp đến hiện trường, lửa đã lan và gió đã thổi lửa vào một kho chứa thóc bên cạnh. Loại trừ theo đơn bảo hiểm được áp dụng đối với kho thức ăn gia súc bởi vì nó tự động phát cháy, nhưng sẽ không được áp dụng đối với kho chứa thóc. Bên cạnh việc loại trừ những thiệt hại của tài sản do tự phát hoặc chịu tác động của một quá trình xử lý nhiệt, đơn bảo hiểm tiêu chuẩn cũng loại trừ trường hợp hoả hoạn do động đất, núi nửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên như cháy ngầm ở mỏ than hay giếng dầu,…và những thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai dù là ngẫu nhiên. Những trường hợp loại trừ này, nếu người được bảo hiểm yêu cầu, vẫn có thể được bảo hiểm bởi những rủi ro phụ hoặc những điều khoản bổ sung.
– Sét là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ bồi thường khi tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét, hoặc do sét đánh gây ra hoả hoạn. Như vậy khi sét đánh mà không làm biến dạng hoặc gây hoả hoạn cho tài sản được bảo hiểm thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm.
Cần lưu ý rằng, khi tia sét phá huỷ trực tiếp hoặc làm phát lửa gây hoả hoạn đối với các thiết bị điện thì được bảo hiểm bồi thường. Nếu tia sét chỉ làm thay đổi dòng điện, mà không gây ra hoả hoạn, dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện thì không được bồi thường theo rủi ro này.
– Nổ là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh, phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng, rắn hoặc khí. Các trường hợp nổ gây ra hoả hoạn đã nghiễm nhiên được bảo hiểm, với điều kiện là nổ không phải do các nguyên nhân bị loại trừ. Như vậy ở đây chỉ còn lại những thiệt hại do nổ mà không gây ra hỏa hoạn. Nổ trong rủi ro cơ bản chỉ giới hạn ở các trường hợp nổ nồi hơi hoặc hơi đốt được sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt (như thắp sáng, sưởi ấm,…), nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi nửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên. Sự cố này cũng được đảm bảo khi nó xảy ra trong một nhà máy liên quan tới nồi hơi chỉ sử dụng để đun nước dùng trong căng tin. Những thiệt hại do nổ nhưng không gây ra hoả hoạn, ngoài trường hợp nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt, sẽ không được bồi thường theo rủi ro này. Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ hoả hoạn thì thiệt hại ban đầu do hoả hoạn được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường.
Các sản phẩm bảo hiểm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt bao gồm:
1 - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn, thiết kế đầu tư xây dựng.
2 - Bảo hiểm mọi rủi ro công trình (bảo hiểm mọi rủi ro của nhà thầu: contractors' all risks (CAR) policy)
3 - Bảo hiểm mọi rủi ro trong quá trình lắp đặt (Erection all risks (EAR) policy).
4 - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ lao động, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
5 - Bảo hiểm thiệt hại máy móc, tài sản hiện có trong thời gian thi công và thiết bị công trường.
6 - Bảo hiểm bảo hành.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng bao gồm:
1 – Các công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, năng lượng và các công trình khác mà kết cấu có sử dụng xi măng, sắt thép như: nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trường học, bệnh viện, trụ sở văn phòng, đường xá, sân ga, bến cảng, cầu cống, đê đập, hệ thống thoát nước…
2 – Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng như:
+ Các công trình tạm thời. Đây là giá trị các công trình tạm thời cần cho quá trình thực hiện dự án.
+ Máy móc và nhà xưởng, bao gồm cả hàng rào, dây cáp, máy phát điện…
3 – Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng. Người bảo hiểm chỉ đảm bảo cho phần máy móc phục vụ cho quá trình xây dựng.
4 – Phần công việc lắp đặt và/ hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng.
5 – Các tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm.
6 – Chi phí dọn dẹp sau tổn thất. Phần đối tượng này chỉ được bảo hiểm khi các chi phí phát sinh liên quan đến tổn thất được bảo hiểm.
Tùy theo từng HĐBH mà các hạng mục ngoài hạng mục xây dựng chính của công trình như; phần máy móc thiết bị thi công, máy móc và nhà xưởng, chi phí dọn dẹp…sẽ được bảo hiểm bằng cách ghi thêm vào trong hợp đồng danh mục tài sản được bảo hiểm thêm hoặc cũng có thể được bảo hiểm theo bảo hiểm bổ sung.
Tại Việt Nam hiện nay, theo thông tư số 76/2003/ TT-BTC ngày 04/8/2003 một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm xây dựng bắt buộc bao gồm:
1 – Công trình xây dựng thực hiện đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn khác, Nhà nước khuyến khích mua bảo hiểm công trình xây dựng;
2 – Bảo hiểm cho vật tư, thiết bị nhà xưởng phục vụ thi công.
VASS bồi thường những thiệt hại vật chất xe xảy ra do:
– Những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của Chủ xe, lái xe: Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào;
– Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần;
– Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
– Tai nạn rủi ro khác gây nên ngoài những điểm loại trừ được qui định ở Qui tắc BH.
Ngoài ra, VASS còn thanh toán những chi phí phát sinh nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất. Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường BH không vượt quá số tiền ghi trên giấy CNBH.
Giá trị xe là giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia BH, cụ thể được xác định trên các cơ sở sau:
– Đối với xe mới: Giá trị xe được xác định dựa trên giá hóa đơn bán lẻ của hãng; Giá CIF; Bảng giá của các hãng; Giá trên thị trường hoặc Dựa trên bảng giá thuộc cơ sở dữ liệu của VASS.
– Đối với xe cũ: Giá trị xe được căn cứ vào khai báo và cam kết của chủ xe; Giấy tờ hóa đơn mua bán; Hóa đơn thu thuế trước bạ; Bảng giá tối thiểu của các chi cục thuế địa phương; Bảng giá công ty phát hành, thế chấp tại ngân hàng; Hóa đơn sửa chữa nâng cấp…
– Khách hàng có thể mua Bảo hiểm như bình thường, tuy nhiên trên giấy CNBH phải ghi tên chủ xe giống như trên giấy đăng kí xe.
– Theo quy định thì khi mua bán xe, chủ xe mới phải kê khai làm các thủ tục sang tên đổi chủ. Trong trường hợp Chủ xe chưa kịp sang tên thì vẫn có thể tham gia BH cho xe ô tô, KH vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi BH nhưng mục chủ xe vẫn phải ghi tên chủ xe cũ, khi tổn thất xảy ra Công ty BH vẫn sẽ bồi thường cho Chủ xe mới. Chủ xe mới cần chứng minh được việc sở hữu hợp lệ chiếc xe ô tô đó.
A . Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Giấy đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe;
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
B. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng thương;
b) Giấy ra viện;
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật;
d) Hồ sơ bệnh án;
đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
C. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
b) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
D. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;
b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);
c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;
d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Đối với sản phẩm BH bắt buộc thì thời hạn là 1 năm, trường hợp mua BH bắt buộc thời hạn dưới 1 năm chỉ được phép trong các điều kiện sau:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm;
c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:
– Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;
– Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;
– Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);
– Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;
– Ô tô sát hạch;
– Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;
– Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;
– Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;
– Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa VASS có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe ô tô gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe ô tô gây ra là 70.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ- moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 70.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.”
Thời hạn thanh toán bồi thường của VASS là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của Chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Phạm vi bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe ô tô là Thiệt hại thân thể đối với Người được bảo hiểm do tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe, lái phụ xe tham gia vào quá trình hoạt động của xe.
Đối với các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa chủ xe có nhu cầu tham gia bảo hiểm, VASS sẽ cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe, khi có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm VASS sẽ bồi thường tổn thất hàng hóa cho chủ hàng theo đúng mức trách nhiệm mà chủ xe đã tham gia.
Khi xảy ra tổn thất, chủ xe/người điều khiển xe vui lòng liên hệ với VASS theo đường dây khẩn cấp số 19009249 để được hỗ trợ.
HĐBH hàng hóa vận chuyển bằng đường biển áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu hoặc hàng hóa vận chuyển trong nước được chuyên chở bằng tàu biển.
– Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua hàng, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
– Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tiền hàng mà người mua hàng có nghĩa vụ trả cho người bán bao gồm cả phí bảo hiểm thì Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa và thanh toán phí bảo hiểm cho VASS. Ngược lại, nếu tiền hàng chưa bao gồm phí bảo hiểm thì người mua bảo hiểm cho hàng hóa là Người mua hàng.
– Nếu người mua bảo hiểm cho hàng hóa là Người bán hàng, họ là người có quyền lợi có thể bảo hiểm cho tới thời điểm chuyển giao rủi ro của hàng hóa. Kể từ thời điểm, ranh giới chuyển giao rủi ro từ Người bán sang Người mua, người có quyền lợi có thể bảo hiểm là Người mua hàng.
– Đối với hàng bách hóa thông thường Chủ hàng có thể lựa chọn mua bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo một trong các điều kiện bảo hiểm sau của Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn, đó là: ICC A, ICC B, ICC C 1.1.82 hoặc 1.1.09.
– Trong 03 điều kiện bảo hiểm đề cập trên thì điều kiện bảo hiểm ICC A có phạm vi bảo hiểm rộng nhất và điều kiện bảo hiểm ICC có phạm vi bảo hiểm hẹp nhất. Tùy thuộc vào loại hàng hóa và phương thức vận chuyển, đóng gói mà Chủ hàng có thể lựa chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp. Nếu không rõ nên chọn điều kiện bảo hiểm nào có lợi nhất, Chủ hàng có thể yêu cầu VASS tư vấn. Thông thường, với loại hàng có giá trị cao, dễ bị mất cắp thì lời khuyên cho Chủ hàng là lựa chọn theo điều kiện bảo hiểm ICC A. Nếu hàng hóa được xếp trên boong tàu/hàng đã qua sử dụng/hàng đồ dùng cá nhân thì Chủ hàng chỉ có thể mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm ICC C.
– Điều kiện bảo hiểm ICC A là điều kiện bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm rộng nhất, nó được coi là điều kiện bảo hiểm “mọi rủi ro”. Khi diễn đạt phạm vi trách nhiệm của Người bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm ICC A, Người bảo hiểm chỉ liệt kê những rủi ro không được bảo hiểm mà không liệt kê các rủi ro được bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là nếu nguyên nhân gây ra hư hỏng, mất mát cho hàng hóa được bảo hiểm không phải do một trong các nguyên nhân loại trừ đã quy định thì mọi tổn thất và chi phí phát sinh cho đối tượng bảo hiểm đều thuộc trách nhiệm bồi thường của Công ty bảo hiểm.
– Điều kiện bảo hiểm ICC C có phạm vi trách nhiệm hẹp hơn điều kiện bảo hiểm ICC B. Sự khác biệt rõ nét nhất giữa hai điều kiện này thể hiện tại 02 điểm sau:
+ Thứ nhất: về phạm vi trách nhiệm của Người bảo hiểm, khác với điều kiện bảo hiểm ICC B, theo điều kiện bảo hiểm ICC C, Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về:
Những tổn thất hoặc tổn hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh.
Tổn thất hoặc hư hại gây ra cho đối tượng bảo hiểm do:
a/ Hàng bị nước cuốn khỏi tàu,
b/ nước biển, nước hồ hay nước sông xâm nhập vào tàu, sà lan, hầm hàng phương tiện vận chuyển container hoặc nơi chứa hàng.
Tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi mất khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng, hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
+ Thứ hai: Khác với điều kiện bảo hiểm ICC B, điều kiện bảo hiểm ICC C thích hợp với hàng hóa xếp trên boong tàu. Và nếu hàng hóa xếp trên boong phù hợp theo tập quán thuonwg mại cũng chỉ có thể được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm ICC C.
Được nhưng số lượng rủi ro phụ mở rộng sẽ bị giới hạn và phụ thuộc vào tính chất của hàng hóa kèm theo điều kiện phải nộp thêm phụ phí bảo hiểm theo thỏa thuận.
Trong thực tiễn, không phải bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể bị đe dọa bởi tất cả các rủi ro phụ. Tùy thuộc vào tính chất riêng, từng loại hàng hóa có thể chỉ bị ảnh hưởng bởi một hoặc một vài rủi ro phụ nào đó. Vì vậy, nếu muốn bảo hiểm thêm cho một hoặc một vài rủi ro phụ đó mà phải lựa chọn điều kiện bảo hiểm ICC A 1.1.82/1.1.09 thì đó không phải sự lựa chọn đúng đắn. Nói cách khác, nếu lựa chọn điều kiện bảo hiểm ICC B hoặc C cộng thêm một hoặc một vài rủi ro phụ thay vì phải mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm ICC A sẽ giúp Người mua bảo hiểm tiết kiệm được một phần phí bảo hiểm.
Cả 03 điều kiện bảo hiểm ICC A, B, C 1.1.82/1.1.09 đều không bảo hiểm cho rủi ro chiến tranh. Tuy nhiên, nếu hành trình hàng hóa phải đi qua những vùng biển có chiến sự hoặc nguy cơ xảy ra chiến sự cao và chủ hàng muốn mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh thì cần đề nghị với VASS và sẽ phải nộp thêm phụ phí bảo hiểm theo thỏa thuận nếu VASS chấp nhận. Hàng hóa của Chủ hàng khi đó sẽ được bảo hiểm theo Điều khoản bảo hiểm rủi ro chiến tranh.
Căn cứ xác định giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu là giá trị thực tế của hàng hóa tại nơi nhận hàng. Khi tham gia bảo hiểm, nếu Người mua bảo hiểm không khai báo được giá trị này thì giá trị bảo hiểm của hàng hóa được tính bằng giá tiền hàng ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn cộng thêm chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa là khoản tiền mà Người mua bảo hiểm khai báo để đề nghị được bảo hiểm cho hàng hóa theo số tiền đó. Ngoài giá hàng ghi trên hóa đơn bán hàng, chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm, Người mua bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khoản tiền lãi ước tính được tính gộp vào số tiền bảo hiểm không vượt quá 10% của tiền hàng cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm (trị giá CIF) của hàng hóa. Nói cách khác, số tiền bảo hiểm tối đa được chấp nhận bảo hiểm là 110% CIF.
Trường hợp số tiền bảo hiểm của hàng hóa thấp hơn trị giá CIF, hàng hóa được coi là bảo hiểm dưới giá trị. Trong trường hợp này những mất mát, hư hỏng và chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm chỉ được Người bảo hiểm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
– Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa áp dụng cho đối tượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
– Hàng hóa vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam.
– Quy tắc bảo hiểm đề cập trên cũng có thể được mở rộng để bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam sang các nước lân cận và hàng hóa vận chuyển quá cảnh qua Việt Nam sang các nước lân cận bằng các phương tiện vận tải nói trên.
– Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm là giá trị của hàng hóa do Người được bảo hiểm kê khai phù hợp với giá trị thị trường của hàng hóa tại nơi nhận. Nếu Người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính: Giá trị bảo hiểm của hàng hóa bao gồm giá tiền hàng hóa ghi trên hóa đơn (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
– Người được bảo hiểm có thể tính gộp cả lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.
– Khi có nhu cầu mua bảo hiểm, Người mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cần lập và gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm cho VASS theo mẫu do VASS cung cấp, bao gồm thông tin về:
+ Tên, địa chỉ Người được bảo hiểm
+ Hàng hóa được bảo hiểm (loại hàng hóa, số lượng, số ký mã hiệu, thư tín dụng, hợp đồng mua bán, hóa đơn)
+ Giá trị bảo hiểm
+ Số tiền bảo hiểm
+ Tuyến hành trình (nơi đi, nơi đến và nơi chuyển tải nếu có)
+ Thông tin về phương tiện vận chuyển
+ Ngày khởi hành
+ Điều kiện bảo hiểm
– Kèm theo các chứng từ liên quan đến lô hàng (tùy theo từng trường hợp) như: Hợp đồng mua bán, Invoice, Vận tải đơn (B/L), Thư tín dụng,…
Trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của VASS, Người được bảo hiểm hoặc Người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải:
– Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành;
– Thông báo ngay cho VASS theo số hotline 1900 9249 hoặc đại diện của VASS theo số điện thoại được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm để thu xếp giám định;
– Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hóa nhằm đề phòng và hạn chế thất xảy ra thêm;
– Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với Người chuyên chở hay Người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hóa đó.
– Chủ tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy và vùng biển Việt Nam có thể lựa chọn mua bảo hiểm cho tàu theo một trong hai điều kiện bảo hiểm quy định trong Quy tắc bảo hiểm thân tàu sông, tàu ven biển của VASS, gồm:
+ Điều kiện A – Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và bộ phận đối với thân tàu thuyền;
+ Điều kiện B – Bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu thuyền.
Chủ tàu có thể đề nghị VASS cung cấp bảo hiểm theo:
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu sông, tàu ven biển của VASS theo các hạn mức trách nhiệm do Chủ tàu lựa chọn;
Và/hoặc theo Quy tắc bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa của Bộ Tài Chính (đối với tàu kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy và dễ nổ, hành khách).
Chủ tàu có thể đề nghị VASS cung cấp bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho các thuyền viên phục vụ, làm việc trên tàu theo các hạn mức trách nhiệm do Chủ tàu lựa chọn.
Tuy nhiên, VASS chỉ cung cấp bảo hiểm này khi Chủ tàu có tham gia bảo hiểm thân tàu hoặc trách nhiệm dân sự chủ tàu tại VASS.
– Khi có nhu cầu mua bảo hiểm, Người mua bảo hiểm cho tàu cần lập và gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm cho VASS theo mẫu do VASS cung cấp, bao gồm thông tin về:
+ Tên, địa chỉ Người yêu cầu bảo hiểm;
+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm/mức trách nhiệm tham gia;
+ Các thông số kỹ thuật của tàu (tùy theo từng loại tàu), tối thiểu bao gồm: tên tàu, loại tàu, quốc tịch, trọng tải, dung tích, công suất, phạm vi hoạt động,…;
+ Chương trình dự kiến tham gia bảo hiểm (Quy tắc, điều khoản bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm,…)
– Kèm theo bản sao các hồ sơ đăng kiểm của tàu còn hiệu lực, tối thiểu gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu;
+ Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu biển, ven biển hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa kèm theo các biên bản kiểm tra kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm cấp;
+ Sổ kiểm tra kỹ thuật của Đăng kiểm.
- Khi xảy ra tai nạn, sự cố hay khiếu nại có liên quan đến tàu được bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ những quy định sau đây:
+ Trình báo ngay cho chính quyền cảng hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản theo quy định;
+ Tìm mọi cách thông báo ngay cho VASS bằng điện thoại (có thể theo số hotline 1900 9249) hoặc fax để bàn bạc, tổ chức giám định và đề ra hướng giải quyết thích hợp nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất. Chậm nhất là 05 (năm) ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn hoặc 03 (ba) ngày kể từ ngày tàu về đến bến cảng đầu tiên (tùy theo trường hợp nào đến trước) phải thông báo cho VASS hoặc đại diện của VASS tại nơi gần nhất bằng văn bản.
+ Trường hợp tàu được bảo hiểm bị hư hỏng, tổn thất do người khác gây ra thì Người được bảo hiểm phải báo ngay cho VASS hoặc đại diện của VASS tại nơi gần nhất bằng văn bản trong vòng 48 tiếng đồng hồ kể từ khi tàu bị tai nạn về đến bến và phải thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại cho VASS.
- Phải kịp thời áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phương tiện và tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất;
- Giúp giám định viên của VASS làm tốt nhiệm vụ giám định và giải quyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.